Note

Đằng sau cuộc 'nổi dậy trường kỳ' của Nga nhằm vào đồng đôla Mỹ

· Views 155

Một thế giới hậu đôla chỉ có thể xảy ra với việc chấp nhận rộng rãi một loại tiền tệ khác, mà cho đến nay rất ít quốc gia ngoài Nga, Trung Quốc tỏ ra quan tâm.

Chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine rất nhanh được tiếp nối bằng một loạt các biện pháp trừng phạt từ Mỹ và Châu Âu nhằm cô lập và loại bỏ Moskva khỏi hệ thống tài chính toàn cầu. Đó là một minh chứng công khai về hàng loạt vũ khí tài chính mà phương Tây có thể sử dụng.

Vài tuần sau, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố phương Tây đang tiến hành “chiến tranh kinh tế” và để đáp trả, Moskva bắt đầu sử dụng một số vũ khí tài chính của riêng mình. Tuần này thế giới sẽ chứng kiến cuộc thử nghiệm thực tế đầu tiên.

Hôm 23/3, ông Putin cảnh báo rằng các quốc gia “không thân thiện” sẽ phải thanh toán khí đốt nhập khẩu từ Nga bằng đồng rúp, thay vì đôla Mỹ hay euro. Nga đưa ra thời hạn cụ thể là kể từ ngày 31/3, sau đó sẽ không xuất “miễn phí” khí đốt cho châu Âu nếu không trả bằng rúp.

Nếu Moskva kiên quyết với kế hoạch này, đây sẽ không còn là một mối đe doạ lơ lửng nữa. Các nước châu Âu nhập khẩu 40% tổng lượng khí đốt sử dụng từ Nga, mỗi ngày thanh toán tới 800 triệu USD.

Động thái của Nga là không tiền khoáng hậu, một động thái mà Liên minh châu Âu đã phản ứng bất tuân, mặc dù sự thách thức này cuối cùng có thể bị chế ngự khi tính toán lợi ích từng quốc gia.

Động thái áp đặt “luật chơi” mới với đồng rúp là một phần của cuộc chiến lâu dài hơn mà Nga đang tiến hành chống lại đôla Mỹ, đồng tiền vẫn thống trị hoạt động thương mại dầu khí.

Trước đây, các biện pháp trừng phạt nhằm đáp trả việc Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014 đã cho thấy một điểm yếu quan trọng trong nỗ lực chống lại phương Tây: Quyền bá chủ Mỹ và các đồng minh trong hệ thống tài chính.

Kể từ đó, Nga đã thực hiện nhiều bước đi để giảm mức độ tiếp xúc với đồng đôla, rõ rệt nhất là khi đối phó với loạt trừng phạt diện rộng mà phương Tây áp dụng gần đây. Theo một ước tính, tỷ trọng xuất khẩu của Nga tính bằng USD đã giảm từ 80% vào năm 2014 xuống còn khoảng 50% hiện nay.

Trong cùng thời kỳ, ngân hàng trung ương của Nga đã giảm một nửa lượng dự trữ đôla, chuyển sang đồng euro, nhân dân tệ và các loại tiền khác. Đến năm 2019, Nga nắm giữ 1/4 dự trữ nhân dân tệ của toàn thế giới.

Nhưng việc “truất ngôi” đồng đôla khỏi vị trí đồng tiền dự trữ của thế giới không phải là điều có thể xảy ra trong một sớm một chiều và càng không phải là điều một quốc gia có thể làm được. Cuộc chiến lâu dài của Nga chống lại USD mang tính chất “nổi dậy” hơn là một cuộc chiến tranh.

Cuộc nổi dậy đó đã bắt đầu và Nga có một nước ủng hộ quan trọng: Trung Quốc.

Trong nhiều năm, cả Nga và Trung Quốc đều tìm cách tách khỏi đồng đôla Mỹ, một nỗ lực được gọi là phi đôla hóa. Hai quốc gia đã thực hiện một bước quan trọng theo hướng đó vào năm 2019, khi họ đồng ý thanh toán tất cả giao dịch thương mại song phương bằng loại nội tệ tương ứng.

Những thiệt hại nhanh chóng gây ra cho nền kinh tế Nga có thể khiến Bắc Kinh tự hỏi liệu họ có thể chịu được các lệnh trừng phạt tương tự hay không, chẳng hạn như trong một tình huống liên quan đến Đài Loan, và liệu họ có cần phải thúc đẩy tiến trình phi đôla hoá nhanh hơn hay không.

Nhưng một thế giới hậu đôla sẽ dễ tưởng tượng hơn là tạo ra, đặc biệt là đối với Trung Quốc, quốc gia không chỉ tìm cách thay thế USD trong vai trò đồng tiền dự trữ của thế giới mà còn thay thế Mỹ trở thành siêu cường toàn cầu. Hai mục tiêu đó song hành, nhưng đó cũng là mục tiêu không thể đạt được nếu không có biến động chính trị cực lớn - biến động mà ngay cả Trung Quốc cũng có thể chưa chuẩn bị.

Nhìn lại lịch sử tiền tệ thì trong kỷ nguyên hiện đại, chỉ thực sự có một sự thay đổi, khi đồng bảng Anh bị đồng đôla Mỹ vượt qua sau Thế chiến thứ hai – khi đó chỉ vì nước Anh mắc nợ quá nhiều bởi hai cuộc chiến tranh tàn khốc trong bốn thập kỷ.

Để đồng nhân dân tệ vượt qua đồng đôla Mỹ sẽ cần một sự thay đổi tương tự, và Trung Quốc khó có thể tránh khỏi hậu quả.

Bắc Kinh cũng có nhận thức rất khác về cách họ có thể soán ngôi siêu cường, một siêu cường không dính dáng đến việc xâm phạm các quốc gia khác. Dù có thể mong muốn tiến tới một thế giới hậu đôla, thì Bắc Kinh vẫn bị ràng buộc vào hệ thống thương mại toàn cầu do phương Tây xây dựng, thậm chí ở mức độ lớn hơn nhiều so với Nga.

Họ cũng sẽ cần thuyết phục những người khác đi cùng. Việc chuyển sang một thế giới hậu đôla chỉ có thể xảy ra với việc chấp nhận rộng rãi một loại tiền tệ khác – mà cho đến nay, rất ít quốc gia khác (ngoại trừ Iran) tỏ ra quan tâm. Phần lớn thương mại toàn cầu vẫn được tiến hành bằng đôla, euro hoặc bảng Anh.

Disclaimer: The content above represents only the views of the author or guest. It does not represent any views or positions of FOLLOWME and does not mean that FOLLOWME agrees with its statement or description, nor does it constitute any investment advice. For all actions taken by visitors based on information provided by the FOLLOWME community, the community does not assume any form of liability unless otherwise expressly promised in writing.

FOLLOWME Trading Community Website: https://www.followme.com

If you like, reward to support.
avatar

Hot

No comment on record. Start new comment.